Slideshow Image 1
Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Tài nguyên môi trường. 

Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương đã xác định phải đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai; Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

 

   * Trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường  Hà Giang đã tập trung triển khai, thực hiện dự án đo đạc tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Hà Giang, phục vụ mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông và chuyển đổi số. Đến nay, tỉnh Hà Giang đã hoàn thiện được cơ sở dữ liệu đất đai của 54/193 đơn vị cấp xã của 7/11 đơn vị cấp huyện, trong đó mới xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính chọn huyện cho 03 huyện Bắc Mê, Quang Bình và Quản Bạ;  thực hiện số hoá hồ sơ, tài liệu lưu trữ; công bố, công khai các thủ tục hành chính, xây dựng và nâng mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Tuy nhiên, quá trình vận hành cơ sở dữ liệu đất đai vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất định, hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng với yêu cầu kết nối liên thông. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 còn hạn chế. Với mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai Sở Tài nguyên và Môi trường cần tập trung triển khai, thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Đó là:

1. Đẩy mạnh chuyển đổi sổ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bố trí nguồn lực hợp lý để xây dựng, hoàn thiện đúng tiến độ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất và mọi biến động đất đai, đồng thời có chế tài cụ thể, đồng bộ ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước.

2. Kiện toàn, hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương bảo đảm tinh gọn, ổn định, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đất đai. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lý theo hướng nâng cao trách nhiệm của địa phương và kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ của Trung ương; giảm đầu mối, giảm trung gian, gắn với cải cách hành chính, giảm phiền hà, tiêu cực. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Có cơ chế đầu tư, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, công chức ngành quản lý đất đai; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại.

3. Tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giám sát sử dụng đất; bảo vệ, cải tạo và phục hồi chất lượng đất nhằm quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng đất phục vụ cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở sử dụng đất bền vững.

* Để triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai theo Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Tăng cường tuyên truyển, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường gắn với tuyên truyền các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; chủ động thực hiện chuyển đổi số gắn với các mục tiêu nhiệm vụ chính trị của Sở.

2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành; xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án về chuyển đổi số. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai dự án tổng thể đưa vào vận hành có hiệu quả. Tiếp tục triển khai, thực hiện các dự án đo đạc địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

3. Tập trung thu thập thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường; 100% hồ sơ công việc được được tạo lập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu hoàn toàn dưới dạng điện tử trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); tăng cường số hoá tài liệu, hồ sơ công việc phục vụ yêu cầu chuyển đổi số, xây dựng, tạo lập cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06/CP).  Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng tỷ lệ hồ sơ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều nền tảng thiết bị (máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh) cho thủ tục “Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp giấy chứng nhận (đổi tên, giấy tờ nhân thân, địa chỉ) được thực hiện trên môi trường điện tử”. trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và cổng dịch vụ công thiết yếu của Bộ tài nguyên và Môi trường tại địa chỉ: https://dvcthietyeu.monre.gov.vn. Góp phần công khai, minh bạch, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao chỉ số xếp hạng của tỉnh về chuyển đổi số.

4. Phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác các cơ sở dữ liệu chuyên ngành (cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu môi trường và đa dạng sinh học, cơ sở nền địa lý, Hệ thống dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Hà Giang) trên môi trường mạng. Bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho thực hiện dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm nền tảng phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh. Bảo đảm an toàn thông tin cho triển khai vận hành Chính phủ số.

5. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cải cách hành chính công, chỉ số năng lực cạnh tranh của ngành tạo môi trường. Xây dựng, vận hành kho dữ liệu tài nguyên môi trường dùng chung, tạo lập các dữ liệu mở.

6. Tăng cường đầu tư trang thiết bị an toàn thông tin; trang thiết bị bảo mật cho các hệ thống ứng dụng, hệ thống mạng của Sở và cơ sở dữ liệu quan trọng của ngành. Đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ đáp ứng yêu cầu, sẵn sàng đáp ứng quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh./.

 

 


 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường)
[Quay lại]
Các tin liên quan