Slideshow Image 1
Một số câu hỏi Giải đáp pháp luật 

Hỏi: Ngân sách nhà nước về BVMT được sử dụng vào các mục đích nào?
Trả lời: Ngân sách nhà nước cho BVMT được sử dụng vào các mục đích sau đấy:
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng BVMT công cộng;
Chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường.

 

Hỏi: Trách nhiệm công bố, cung cấp thông tin về môi trường thuộc về cơ quan tổ chức, cá nhân nào?
Trả lời:

1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh.

            2. Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng nêu trên có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến họat động của mình cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện hoặc cán bộ phụ trách về BVMT cấp xã nơi cơ sở họat động và công bố thông tin về môi trường đẻ cộng đồng dân cư được biết.

           3. Cơ quan chuyên môn về BVMT các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.

           4. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm định kỳ cung cấp cho Bộ TN&MT, cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở trung ương thông tin về môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý 


Hỏi: Các loại thông tin, dữ liệu về môi trường phải công khai, hình thực công khai và trách nhiệm khi công khai các thông tin, dữ liệu môi trường đó?
Trả lời: 
1. Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, phải được công khai:
- Báo cáo ĐTM, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM;
 - Cam kết BVMT đã đăng ký;
  - Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người và môi trường;
 - Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;
 - Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải;
- Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia;
2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.
 3. Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.


Hỏi: Việc phát triển dịch vụ BVMT được quy định như thế nào?
Trả lời: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường để thực hiện các họat động dịch vụ giữ gìn vệ sinh, BVMT thông qua hình thức đấu thầu trong các lĩnh vực sau đây:
- Thu gom, tái chế, xử lý chất thải;
-  Quan trắc, phân tích môi trường, ĐTM;
- Phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường;
-Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường;
- Giám định về môi trường với máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường;
- Các dịch vụ khác về BVMT .
Hỏi: Những biến động nào phải ghi trên giấy chứng nhận QSD Đất?
Trả lời: Những biến động phải ghi trên giấy chứng nhận gồm:
- Khi người sử dụng đất thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSD Đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSD đất, thực hiện bảo án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đối với cả thửa đất; người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại QSD đất trừ trường hợp cho thuê, cho thuê lại QSD Đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Người sử dụng đất được phép đổi tên;
- Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên;
- Tăng hoặc giảm diện tích thửa đất do sai số khi đo đạc;
- Có thay đổi thông tin về số liệu, tên đơn vị hành chính nơi có thửa đất;
- Chuyển mục đích sử dụng đất;
- Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
- Chuyển từ hình thức được nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
- Có thay đổi về những hạn chế về quyền của người sử dụng đất;
  - Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện.

Hỏi: Trường hợp nào được cấp mới GCNQSD Đất?
Trả lời: Những trường hợp được cấp mới GCNQSD Đất bao gồm:
- Tạo thửa đất mới do nhà nước giao đất, cho thuê đất;
- Tạo thửa đất mới do hợp nhiều thửa đất thành một thửa;
- Tạo thửa đất mới trong trường hợp chuyển quyền một phần thửa đất, chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, Nhà nước thu hồi một phần thửa đất, người sử dụng đất đề nghị tách thửa đất thành nhiều thửa mà pháp luật cho phép;
- Khi người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại QSD Đất trong khu công nghiệp; cho thuê, cho thuê lại QSD Đất để xây dựng nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao trong khu công nghệ cao; cho thuê, cho thuê lại QSD Đất trong khi phi thuế quan và khu công nghiệp, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch trong khu thuế quan của khu kinh tế;
- Thực hiện kết quả hòa giải tranh chấp đất đai mà làm thay đổi ranh giới thửa đất;
- GCNQSD Đất của người sử dụng đất bị ố, nhòe, rách, hư hỏng hoặc bị mất.


Hỏi: Tính pháp lý của những loại giấy chứng nhận QSD Đất mà Nhà nước đã cấp cho người sử dụng đất?
Trả lời: Các loại giấy chứng nhận sau đây có giá trị pháp lý như GCNQSD Đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai 2003 và được gọi chung là GCNQSD Đất:
- GCNQSD Đất đã cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993;
- Giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD Đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/ CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về QSH nhà ở và QSD Đất ở tại đô thị.


 Hỏi: Trường hợp nào không được nhà nước cấp GCNQSD Đất?
Trả lời: Theo quy định tại khỏan 2 Điều 41 Nghị định số 181/2004/ ND-CP thì những trường hợp sau đây không được nhà nước cấp giấy chứng nhận QSD Đất:
1. Đất do nhà nước giao cho các đối tượng để quản lý gồm:
- Tổ chức được giao quản lý các công trình công cộng quy định tại khỏan 3 Điều 91 của Nghị định 181/2004/ ND-CP.
- Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng, chuyển giao theo quy định tại khoản 1 Điều 87 của nghị định 181/2004/ NĐ-CP;
- Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông lớn và đất có mặt nước chuyên dùng;
- Tổ chức phát triển quỹ đất được giao quản lý quỹ đất đó thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do UBND cấp xã quản lý sử dụng.
3. Người sử dụng đất do thue của người khác mà không phải là đất thuê, thuê lại trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận QSD Đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật Đất đai.
5. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường.

           
Hỏi:
 Đất trước giải phóng là đất thuê, sau giải phóng, năm 1977 tôi là người đứng kê khai đất đai, có phường xác nhận và vào sổ địa chính thành phố cấp ngày 23/3/1977. Đến năm 1999, tôi đăng ký nhà đất, có phường xác nhận. Tôi là người đóng tiền thuế đất QSD Đất từ năm 1977 đến năm 2005. Trong kho đó người không kê khai và đóng tiền thuế sử dụng đất khu đất này lại được Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp GCNQSD Đất. Vậy tôi phải làm đơn gửi đến cơ quan nào để khiếu nại việc này?
Trả lời: Trường hợp của bạn hoỉ thuộc thẩm quyển giải quyết của Tóa Án nhân dân. Bạn có thể làm đơn trực tiếp gửi đến Tóa án nhân dân cấp quận để được xem xét, giải quyết.

Tuy nhiên: Theo quy định của pháp luật về đất đai thì Phòng Tài nguyên và Môi trường không có thẩm quyền cấp giấy CNQSD Đất. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai là thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện .

            
   Hỏi:
 Đất thuộc dự án xây dựng nhà ở muốn cấp sổ đỏ thì thủ tục như thế nào?
Trả lời: Theo quy định hiện hành, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở của hộ gia đình, cá nhân do UBND cấp huyện cấp. Việc gia đình Bạn mua nhà ở trong dự án xây dựng nhà ở, Bạn cần liên hệ vớiVăn phòng đăng ký QSD Đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để làm thủ tục đăng ký cấp GCNQSD Đất theo quyết định đối với căn nhà Bạn mua. 
          
Hỏi:
 Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng có thẩm quyền và trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về khoáng sản?
Trả lời:Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng do Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, xây dựng quy định.

          
Hỏi:
 Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND cấp huyện, UBND cấp xã bao gồm những nội dung gì?
Trả lời: Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND cấp huyện và UBND cấp xã được quy định cụ thể tại khỏan 3 Điều 6 Nghị định số 160/2005/ NĐ-CP, cụ thể như sau: 
 - Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong họat động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản;
  - Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
 - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

       
 Hỏi: 
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm gì trong lĩnh vực khoáng sản?
 Trả lời:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên khoáng sản, giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản;
 - Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm thi hành pháp luật về khoáng sản, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.

 


 (Nguồn: Văn phòng Sở TNMT)
[Quay lại]